5 LOẠI RAU TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG ĂN LẨU

Lẩu là món ăn ưa chuộng trong mỗi dịp tụ họp. Và trong mỗi món Lẩu không thể thiếu rau xanh. Tuy nhiên, không phải các loại rau đều thích hợp để nhúng lẩu. Chúng ta thường tùy hứng theo khẩu vị để chọn rau mà không biết có những loại rau không nên phối hợp với nhau khi ăn lẩu bởi chúng có thể sản sinh ra các chết độc gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngoài việc nên chú ý mua những loại rau có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ, thì cách kết hợp rau với từng loại lẩu cũng rất quan trọng nhé các bạn.

1. Lẩu bò không ăn với rau mồng tơi

– Lẩu bò tuyệt đối không ăn kèm rau mùng tơi vì sẽ gây đau bụng, khiến bụng đầy hơi khó tiêu, thậm chí táo bón.

– Nấu lẩu bò không thể thiếu rau cải thảo, rau cải xanh, rau cần, khế chua và một số loại nấm…

2. Lẩu hải sản không ăn với cà chua

– Lẩu hải sản nên kiêng toàn bộ những rau quả giàu vitamin C như cà chua, chanh… Bởi khi hải sản, nhất là tôm, kết hợp với với những trái cây, rau ăn lẩu giàu vitamin C, thì asen pentavenlent có trong hải sản sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide mà dân gian thường gọi là thạch tín, có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

– Với đặc tính là món tanh, lẩu hải sản cần có các loại rau như rau muống, rau cần, cải ngồng, hành tươi, các loại rau thơm, dứa…

3. Lẩu gà không ăn với rau kinh giới

– Lẩu gà tuyệt đối không được ăn với rau kinh giới. Bởi theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới lại có vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Kết hợp hai thứ này sẽ gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.

– Lẩu gà nên ăn với rau ngải cứu. Loại rau này không chỉ tốt cho sức khỏe, giải được nhiều độc tố mà khi dùng chung với lẩu gà sẽ rất thơm. Ngoài ra đi kèm với món lẩu gà còn có rau cải xanh, rau đắng, rau muống, bắp chuối…

– Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang và khoai tây. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.

– Nên ăn lẩu riêu cua kèm bí đao, hoa chuối thái nhỏ và các loại rau thơm.

5. Lẩu dê kị giấm

– Ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm vì giấm sẽ phá hủy làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.

– Lẩu thịt dê nên ăn với củ sen, khoai môn, nấm mèo, tía tô, mang chua.

Những thông tin trên hy vọng mang lại kiến thức về sự kết hợp khi các bạn muốn nấu Lẩu đãi cả nhà . Tuy nhiên nếu ngại việc đó, thì Lẩu Đức Trọc sẽ là địa điểm tham khảo, đáng ghé đến nếu các bạn muốn thưởng thức các món Lẩu ngon Hà Nội và các món nhậu khác, để ngồi quay quần bên nồi lẩu sôi nghi ngút, nếm vị thanh ngọt của nước dùng cùng các loại rau nhúng, mùi thơm nước dùng nghi ngút… chỉ nhắc đến đã không thể cưỡng nổi rồi. Thực khách sẽ được thưởng thức thêm những món lẩu và các món khác cực hấp dẫn với từng chi tiết các món lẩu ngon và hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như giá thành tại đây. Hãy đến trải nghiệm và cảm nhận.

Nguồn bài viết tham khảo diễn đàn Webtretho.com

 

Bài viết liên quan